Thứ Hai, Tháng Năm 19, 2025
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
    • Mô hình bệnh viện
    • Nội quy cơ quan
  • Tin Tức
    • Tin nội bộ
    • Tin chuyên ngành
    • Thông tin – Truyền thông
    • Sức khỏe răng miệng
  • Khám chữa bệnh
    • Dịch vụ điều trị
      • Chữa răng
      • Răng giả
      • Nắn chỉnh răng
      • Tiểu phẫu
    • Điều trị bảo hiểm
    • Điều trị theo yêu cầu
    • Danh mục dịch vụ kỹ thuật
    • Bảng giá dịch vụ
  • Hoạt động bệnh viện
    • Công tác giáo dục phổ biến pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Đấu thầu – mua sắm
    • Khám chữa bệnh
    • Hoạt động công đoàn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Đào tạo & Hợp tác quốc tế
    • Nghiên cứu khoa học
    • Nha học đường
    • Tiếp dân – Hòm thư góp ý
    • Tuyển dụng
  • Thư viện
    • Hình Ảnh
    • Video
  • Liên Hệ
  • ĐẶT LỊCH
  • Giao việc
    • Ban Lãnh đạo
    • Tổ chức Hành chính
    • Kế hoạch tổng hợp
    • Tài chính Kế toán
No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
    • Mô hình bệnh viện
    • Nội quy cơ quan
  • Tin Tức
    • Tin nội bộ
    • Tin chuyên ngành
    • Thông tin – Truyền thông
    • Sức khỏe răng miệng
  • Khám chữa bệnh
    • Dịch vụ điều trị
      • Chữa răng
      • Răng giả
      • Nắn chỉnh răng
      • Tiểu phẫu
    • Điều trị bảo hiểm
    • Điều trị theo yêu cầu
    • Danh mục dịch vụ kỹ thuật
    • Bảng giá dịch vụ
  • Hoạt động bệnh viện
    • Công tác giáo dục phổ biến pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Đấu thầu – mua sắm
    • Khám chữa bệnh
    • Hoạt động công đoàn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Đào tạo & Hợp tác quốc tế
    • Nghiên cứu khoa học
    • Nha học đường
    • Tiếp dân – Hòm thư góp ý
    • Tuyển dụng
  • Thư viện
    • Hình Ảnh
    • Video
  • Liên Hệ
  • ĐẶT LỊCH
  • Giao việc
    • Ban Lãnh đạo
    • Tổ chức Hành chính
    • Kế hoạch tổng hợp
    • Tài chính Kế toán
No Result
View All Result
Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt thành phố Đà Nẵng
No Result
View All Result
Home Sức khỏe răng miệng

Sức khỏe toàn thân và sức khỏe răng miệng

3 năm ago

Tóm tắt

  • Sức khỏe răng miệng là không thể thiếu đối với sức khỏe toàn thân nói chung. Bạn không thể khỏe mạnh nếu không có sức khỏe răng miệng.
  • Mối liên hệ của bệnh nha chu với bệnh tiểu đường, sức khỏe tim mạch, biến chứng thai kỳ, và viêm phổi.
  • Những người hút thuốc không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng mà còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ, cũng như ung thư phổi và các bệnh ung thư khác. 
  • Sự thành công của điều trị nha chu có thể bị ức chế bởi bệnh toàn thân.
  • Hãy chăm sóc răng miệng đúng cách và đầy đủ để có sức khoẻ toàn thân tốt.

Giới thiệu

Vào cuối thế kỷ 19, có ý kiến cho rằng vi khuẩn đường miệng có thể góp phần gây bệnh ở các cơ quan khác của cơ thể; trong vài thập kỷ qua đã tìm thấy mối liên quan giữa một số bệnh toàn thân và sức khỏe răng miệng, đặc biệt là các bệnh tim mạch và đái tháo đường. Hai cơ chế đã được lập giả thuyết.

Thứ nhất, tình trạng viêm mãn tính trong khoang miệng có thể làm tăng nồng độ các hoạt chất viêm trong máu ảnh hưởng đến phản ứng miễn dịch hoặc kèm theo các bệnh khác cho cơ thể.

Thứ hai, khoang miệng có thể như một ổ chứa vi khuẩn gây bệnh, có thể xâm nhập vào máu và ảnh hưởng bệnh lý tới vùng xa của cơ thể hoặc ảnh hưởng toàn thân (nội độc tố toàn thân hoặc nhiễm khuẩn huyết).

Sức khoẻ răng miệng liên quan đến một số bệnh toàn thân.

(nguồn:http://www.belledental.com.au/media-centre/the-importance-of-good-dental-health/)

Năm 2000, Tổng Y sĩ Hoa Kỳ (Surgeon General) đã ban hành một báo cáo về tình trạng sức khỏe răng miệng ở Hoa Kỳ, ghi nhận mối liên quan giữa các bệnh nha chu và sức khỏe tim mạch, đột quỵ, tiểu đường và các biến chứng bất lợi cho thai kỳ; và đồng thời kêu gọi thêm các nghiên cứu để xác định mối quan hệ nguyên nhân có thể được thiết lập hay không.

Mặc dù thiếu bằng chứng về mối liên hệ giữa bệnh nha chu với sức khỏe toàn thân, bài báo cáo đã nhấn mạnh rằng “Sức khỏe răng miệng là không thể thiếu đối với sức khỏe toàn thân nói chung. Bạn không thể khỏe mạnh nếu không có sức khỏe răng miệng ”.

Vào năm 2006, một loạt các bài báo trong một bổ sung của JADA đã đề cập đến mối liên hệ của bệnh nha chu với bệnh tiểu đường, sức khỏe tim mạch, biến chứng thai kỳ, và viêm phổi.

Các nghiên cứu đã phát triển kể từ đó, và trong khi các mối liên hệ giữa sức khỏe răng miệng và sức khỏe toàn thân đã trở nên rõ ràng hơn, xác định mối quan hệ nhân quả vẫn còn khó khăn.

(Nguồn:https://www.regianidental.com/services/periodontal-disease-perio-protect-laser-treatments/14751)

Ảnh hưởng của mối liên hệ giữa sức khoẻ răng miệng và sức khoẻ toàn thân vào điều trị

Những bằng chứng về các mối liên hệ giữa tình trạng sức khỏe răng miệng và một số bệnh toàn thân chủ yếu dựa trên các nghiên cứu quan sát (Ví dụ: bệnh chứng, đoàn hệ và cắt ngang). Các mối liên kết dựa trên các nghiên cứu quan sát không bao hàm nguyên nhân và có thể bị sai lệch bởi các yếu tố gây nhiễu, bởi vì “Bất kỳ mối liên hệ nào cũng có thể là do một yếu tố khác ảnh hưởng đến cả hai tình trạng bệnh”.

Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc bệnh viêm nướu

(Nguồn: https://benh.vn/thuoc-la-sat-thu-cua-rang-mieng-2196)

Bệnh lý nha chu là bệnh phổ biến với tỷ lệ khoảng 42% người lớn từ 30 tuổi trở lên. Tương tự, theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), khoảng 47% người Mỹ có ít nhất một yếu tố nguy cơ mắc bệnh tim mạch, chẳng hạn như tiểu đường, béo phì, chế độ ăn kém, lạm dụng rượu hoặc hút thuốc. Do đó, có sự chồng chéo đáng kể giữa các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nha chu và bệnh tim mạch. Những người hút thuốc không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh nướu răng mà còn có nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch và đột quỵ, cũng như ung thư phổi và các bệnh ung thư khác. Ngoài ra, trẻ được sinh ra từ những người mẹ hút thuốc có nhiều nguy cơ bị nhẹ cân hơn. Hai hoặc nhiều bệnh xảy ra ở cùng một người do cùng một yếu tố ảnh hưởng thường được gọi là bệnh đi kèm; Ví dụ, hút thuốc lá: những người hút thuốc có nguy cơ cao mắc bệnh tim và đột quỵ, cũng như bệnh về nướu.

Mặc dù một số nghiên cứu kiểm soát được các yếu tố gây nhiễm và đã tìm thấy mối liên hệ độc lập giữa bệnh nha chu và bệnh toàn thân, việc xác lập mối quan hệ nhân quả vẫn còn khó nắm bắt và hiệu quả của điều trị nha chu lên tình trạng toàn thân không thể vội kết luận nếu không có các nghiên cứu can thiệp và thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên. Vì không có bằng chứng xác thực, ngụ ý điều trị nha chu có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh toàn thân “Sẽ không chính xác và gây hiểu lầm”. Như đã nêu trong một bài nghiên cứu năm 2013 trên JADA: “Việc nói với bệnh nhân của chúng tôi rằng nhiễm trùng nha chu gây ra rất nhiều bệnh lây truyền qua đường hô hấp là thiếu chính xác vì mối liên hệ đó lại không thể được chứng minh bằng các bằng chứng cụ thể”. Tại thời điểm này, không có đủ bằng chứng nào cho thấy chỉ khuyến khích điều trị nha chu trên cơ sở ngăn ngừa sự khởi phát của bất kỳ bệnh toàn thân nào trong tương lai.

Bệnh nha chu ở trẻ em

Viêm nướu rất phổ biến ở trẻ em, ảnh hưởng đến khoảng 70% bệnh nhi. Tuy nhiên, viêm nha chu tổng quát ở thanh thiếu niên thì có thể là biểu hiện của một bệnh toàn thân (ví dụ: bẩm sinh hoặc huyết học). Chuyển trẻ bị viêm nha chu đến bác sĩ nha chu có thể giúp xác định xem viêm nha chu có phải là biểu hiện của một bệnh toàn thân hay không. Bệnh nha chu biểu hiện ở trẻ em có thể là triệu chứng trọng điểm của một tình trạng nghiêm trọng hơn được mô tả ở bảng sau đây.

                                 Viêm nha chu ở trẻ em

Cho dù các triệu chứng nha chu là do mảng bám hay do bệnh toàn thân, việc chẩn đoán và điều trị sớm là điều cần thiết, mặc dù sự thành công của điều trị nha chu có thể bị ức chế bởi bệnh lý toàn thân. Việc trì hoãn điều trị bệnh nha chu ở trẻ em để tạo chẩn đoán phân biệt với bệnh toàn thân khác có thể làm tăng nguy cơ tiêu xương, làm trầm trọng hoá bệnh lý nha chu trên trẻ.

Viêm nha chu trẻ em gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển răng ở trẻ.

Bảng 1: Ví dụ về các tình trạng toàn thân và bẩm sinh liên quan đến bệnh nha chu ở trẻ em và thanh thiếu niên.

  Xương khỏe mạnh(Không mất xương ổ răng) Bệnh xương(Mất xương ổ răng)
Nước bọt khỏe mạnh (màu hồng, săn chắc, cứng)   –        Loạn sản ngà loại I–        Rối loạn chuyển hoá phosphate kiềm (HPP)**

–        Bệnh nha chu ở trẻ em không đồng nhất (LJP) *

–        Sau chấn thương rớt răng ra khỏi ổ răng/nhổ răng

Nướu bị bệnh (ban đỏ, xuất huyết) –        Bệnh da hồng (nhiễm độc thuỷ ngân)–        Viêm nướu hoại tử lở loét cấp (ANUG)

–        Thiếu máu bất sản

–        Nhiễm virus Coxsackie (nhóm A-B)

–        Viêm nướu do mọc răng.

–        U sợi xơ hoá nướu

–        Viêm nướu miệng Herpes

–        HIV

–        Bệnh bạch cầu (AML/ALL)

–        Tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm khuẩn (Epstein-Barr)

–        Viêm nướu do thở miệng

–        Bệnh giảm tiểu cầu

–        Thiếu hụt Vitamin C

–        Thiếu hụt vitamin  K

–        Đái tháo đường *–        Hội chứng Down *

–        Bệnh nha chu ở trẻ em không đồng nhất (LJP) *

–        Bệnh bạch cầu của tế bào Langerhans X ***

–        Khiếm khuyết định tính bạch cầu trung tính (thiếu kết dính bạch cầu) *

–        Thiếu hụt số lượng bạch cầu trung tính + *

–        Hội chứng Papillon-Lefevre *

–        Hội chứng Chediak-Higashi *

–        Bệnh u hạt mãn tính *

–        Bệnh lao *

–        Hội chứng Ehlers-Danlos (Loại VIII)

–        Viêm tủy xương *

+          Bao gồm mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu theo chu kỳ, giảm bạch cầu vô căn mãn tính.

*          Cần yêu cầu nuôi cấy vi khuẩn và thử nghiệm độ nhạy cảm vi khuẩn.

**        Cần yêu cầu sinh thiết răng

***      Cần yêu cầu sinh thiết nướu răng.

Kết luận

Sức khoẻ răng miệng thường hay bị xem thường, nhưng nó lại rất quan trọng trong việc liên quan đến sức khoẻ toàn thân. Ví dụ như bệnh nha chu trong sức khoẻ răng miệng , nó có mối liên hệ mật thiết với các bệnh tim mạch, đái tháo đường và các vấn đề trong thai kì nếu không được phát hiện sớm. Ngoài ra, bác sĩ nhi khoa và bác sĩ RHM cần kết hợp để đưa ra chẩn đoán xác định nếu tình trạng tương tự như viêm nha chu xảy ra trên trẻ nhỏ. Bảo vệ sức khoẻ răng miệng là một trong những cách bảo vệ sức khoẻ toàn thân.

Tài liệu tham khảo

https://www.ada.org/en/member-center/oral-health-topics/oral-systemic-health

(Theo https://yhoccongdong.com/)

Next Post

Chăm sóc răng miệng đúng cách mùa COVID

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

VIDEO TUYÊN TRUYỀN

Currently Playing

Video giới thiệu

Video giới thiệu

Video
Tìm hiểu về phương pháp Niềng răng

Tìm hiểu về phương pháp Niềng răng

Video

TIN TỨC MỚI.

CHI ĐOÀN BỆNH VIỆN RĂNG – HÀM – MẶT NHẬN GIẢI THƯỞNG   “CHI ĐOÀN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC” NĂM 2025

CHI ĐOÀN BỆNH VIỆN RĂNG – HÀM – MẶT NHẬN GIẢI THƯỞNG “CHI ĐOÀN TIÊN TIẾN LÀM THEO LỜI BÁC” NĂM 2025

16/05/2025
CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI  GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN RĂNG – HÀM – MẶT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH BỔ NHIỆM LẠI GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN RĂNG – HÀM – MẶT THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

29/04/2025

Thông báo Về việc triển khai Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025

14/04/2025
Vì sao bạn không nên đánh răng ngay sau khi bị nôn mửa?

Nghiến răng – kẻ thù âm thầm gây hại sức khỏe

10/04/2025
Chi đoàn Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt thành phố Đà Nẵng tổ chức Tháng Thanh niên năm 2025 – Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2025)

Chi đoàn Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt thành phố Đà Nẵng tổ chức Tháng Thanh niên năm 2025 – Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2025)

28/03/2025
Bệnh viện Răng – Hàm – Mặt thành phố Đà Nẵng

118 Lê Đình Lý, Phường Thạc Gián, Quận Thanh Khê, TP. Đà Nẵng
Điện thoại: 0236.3747088 hoặc 0236.3893079
Email: ranghammat@danang.gov.vn

Dịch vụ điều trị

  • Chữa răng
  • Nắn chỉnh răng (Niềng răng)
  • Tiểu phẫu
  • Răng giả cố định
  • Chốt tái tạo thân răng vỡ

Tin tức

  • Tin tức nội bộ
  • Tin tức chuyên ngành
  • Nghiên cứu khoa học
  • Khám chữa bệnh

Liên kết

Chung nhan Tin Nhiem Mang

  • Tin tức nội bộ
  • Tin tức chuyên ngành
  • Nghiên cứu khoa học
  • Khám chữa bệnh

© 2023 Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt thành phố Đà Nẵng

No Result
View All Result
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Giới thiệu
    • Sơ đồ tổ chức
    • Mô hình bệnh viện
    • Nội quy cơ quan
  • Tin Tức
    • Tin nội bộ
    • Tin chuyên ngành
    • Thông tin – Truyền thông
    • Sức khỏe răng miệng
  • Khám chữa bệnh
    • Dịch vụ điều trị
      • Chữa răng
      • Răng giả
      • Nắn chỉnh răng
      • Tiểu phẫu
    • Điều trị bảo hiểm
    • Điều trị theo yêu cầu
    • Danh mục dịch vụ kỹ thuật
    • Bảng giá dịch vụ
  • Hoạt động bệnh viện
    • Công tác giáo dục phổ biến pháp luật
    • Cải cách hành chính
    • Đấu thầu – mua sắm
    • Khám chữa bệnh
    • Hoạt động công đoàn
    • Văn bản pháp quy
    • Văn bản chỉ đạo điều hành
    • Đào tạo & Hợp tác quốc tế
    • Nghiên cứu khoa học
    • Nha học đường
    • Tiếp dân – Hòm thư góp ý
    • Tuyển dụng
  • Thư viện
    • Hình Ảnh
    • Video
  • Liên Hệ
  • ĐẶT LỊCH
  • Giao việc
    • Ban Lãnh đạo
    • Tổ chức Hành chính
    • Kế hoạch tổng hợp
    • Tài chính Kế toán

© 2023 Bệnh viện Răng - Hàm - Mặt thành phố Đà Nẵng